1. Người đại diện là cá nhân (Repräsentanz):
là một người đang có giấy phép cư trú hợp pháp trên nước Đức. Sẽ đại diện cho công ty tại Việt Nam
để làm việc với các công ty tại Đức.Hình thức này không có bất cứ rằng buộc pháp lý nào. Tất cả là do
thỏa thuận cá nhân bên Đức với công ty tại VN. Mọi hợp đồng vẫn là ký trực tiếp với công ty tại Việt Nam
2. Mở văn phòng đại diện (Zweiniederlassung):
Là mở một văn phòng đại diện của công ty việt nam tại Đức, công ty này có chức năng ký hợp đồng thay
cho công ty mẹ bên VN. Tùy hoạt động thương mại mà công ty này sẽ phải đóng thuế trên nước Đức.
Hình thức này khó thực hiện đối với các công ty Việt Nam vì giám đốc của văn phòng đại diện này và
giám đốc của công ty tại Việt Nam phải làm một.
3. Mở công ty đại diện (GmbH):
Đây là hình thức phổ biến để mở một công ty đại diện tại nước ngoài. Đây là một công ty độc lập.
Công ty có các cổ đông có thể là các cá thể hoặc là cá thể và doanh nghiệp của Việt Nam. Việc mở
công ty này bắt buộc phải có giám đốc là người đang có giấy phép cư trú hợp trên nước Đức.
Nếu đưa giám đốc là người từ VN sang thì thủ tục rất phức tạp. Tùy vào CV của người giám đốc
này mới có thể trả lời là làm cho người này sang Đức làm giám đốc cho công ty đại diện này được hay không.
Với hình thức này thì có một khó khăn là việc mở tài khoản tại ngân hàng của Đức là rất mất thời gian.
Vì liên quan đến luật chống rửa tiền.
Việc đầu tư sang Đức thì cần phải xin giấy phép của bộ kế hoạch và đầu tư để có thể chuyển tiền ra nước ngoài.
Và cần phải có chữ ký của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam thì ngân hàng mới chuyển khoản tiền vào ngân
hàng của công ty ở nước ngoài.
Đầu tư trên 800 ngàn Euro thì giấy phép đầu tư cần phải xin chữ ký của thủ tướng chính phủ
nên mọi người không nên làm nhiều hơn con số này.
4. Mua lại một công ty GmbH tại Đức.
Đây là mô hình thuận lợi và tốt nhất cho các công ty Việt Nam muốn mở công ty đại diện tại Đức.
Những công ty GmbH này là những công ty đã được dựng sẵn. Nhưng không có bất cứ một hoạt động gì.
Một công ty hoặc một cá nhận hoặc cả hai…có thể mua lại công ty này. Sau đó tự đổi lại tên công ty
đổi lại điều lệ hoạt động công ty theo ý của mình mà không gặp phải vướng mắc gì hết.
5. Các chi phí:
Mua lại công ty dựng sẵn: 3.500,00€ Netto (4.165,00 € Brutto) trọn gói
Cho thuê địa chỉ công ty, nhận thư từ: 250,00€ Netto ( 297,5 € Brutto)/01 tháng
Cho thuê giám đốc: 360,00€ Netto (khoảng 500,00 €Brutto)/01 tháng. Theo luật lao động của Đức
Giá Netto là giá chưa có thuế. Giá Brutto là giá đã có 19% thuế giá trị gia tăng theo luật của Đức.
Các doanh nghiệp sẽ lấy lại được 19% thuế này từ sở thuế của Đức.
Chú ý: Giám đốc chỉ vận hành công ty mang tính chất duy trì tối thiểu, tức là chỉ đứng tên giám đốc cho doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp của Đức.
Sẽ không làm bất cứ công việc nào khác trừ khi có thỏa thuận riêng.
Các vấn đề liên quan đến tư vấn luật sẽ ký hợp đồng là 250,00€ Brutto/01 giờ làm việc với văn phòng luật RELIDE. Tính phí
từng phút một. Vì luật sư bên Đức làm việc tính theo giờ và có phần mềm ghi lại giờ làm việc cũng như công việc làm cho khách hàng.
Nên cuối tháng khách hàng sẽ nhận được Hóa đơn thanh toán với nội dung chi tiết công việc và thời gian mà Luật sư đã làm.
Trên đây là những thông tin cơ bản. Khách hàng muốn được tư vấn cụ thể hơn nữa thì thanh toán phí là 300,00€. Sẽ được luật sư tư vấn cụ thể trong vòng 01 đến 02 tiếng đồng hồ
Kanzlei RELIDE & ENZU BERLIN GmbH Team.