LY HÔN VÀ TỪ CHỐI NHẬN CON
1. Để có thể gia hạn một cách độc lập bạn cần phải sống chung với vợ/chồng ít nhất là 03 năm.
Sau đó sống ly thân 01 năm.
2. Thời gian sống chung 03 năm. Tốt nhất là tính theo thời gian gia hạn lần đầu tiên trên thẻ cư trú.
Trong trường hợp không đáp ứng được thì có thể tranh cãi
từ thời điểm 02 người đăng ký hộ khẩu chung ở một nhà.
3. Phải đáp ứng đủ các điều kiện về thu nhập và nhà ở sau khi ly hôn thì mới có thể gia hạn độc lập.
Những giấy tờ cần thiết để có thể tính điều kiện này mời các bạn đọc ở đường link bên dưới
http://relide.de/hoanghung/5/files/NH%E1%BB%AENG%20GI%E1%BA%A4Y%20T%E1%BB%
9C%20C%E1%BA%A6N%20THI%E1%BA%BET%20CHO%20VI%E1%BB%86C%20T%C3%8
DNH%20%C4%90I%E1%BB%80U%20KI%E1%BB%86N%20GIA%20H%E1%BA%A0N%20%C
4%90%E1%BB%98C%20L%E1%BA%ACP%20SAU%20KHI%20LY%20H%C3%94N.pdf
Mọi người nên khai bảng lương tối thiểu là trước 03 tháng khi làm thủ tục ly hôn.
Như vậy sẽ tránh được rắc rối là SNK khi nhìn thấy thu nhập của bạn không ổn định.
Người ta sẽ ngâm giấy tờ lâu, không gia hạn dài hoặc chỉ cho Fiktion 06 tháng một.
Thuê luật sư để tranh cãi cũng lại tốn tiền, mất thời gian mà mệt đầu.
4. Những người mà muốn làm thủ tục từ chối nhận con. Do có con trong quá trình hôn nhân
nhưng lại là con của người khác, thì nên làm luôn cùng một lúc với việc đặt đơn ly dỵ.
Vì như vậy sẽ tích kiệm được phí tòa và phí luật sư rất nhiều.
5. Ly thân: có thể sống ly thân trong cùng một nhà. Không nhất thiết phải chuyển hộ khẩu sang nhà khác.
6. Những trường hợp bắt buộc phải ly hôn ngay sau khi sống đủ 03 năm mà chưa đủ thời gian ly thân thì
sẽ phải làm ly hôn tại Việt Nam (có thể làm ly hôn vắng mặt). Nhưng sớm nhất cũng phải 03 tháng
ly thân thì Tòa án bên Việt Nam cũng mới thụ lý. Và sau này ít gặp rắc rối với Sở Ngoại Kiều bên Đức
nếu họ có tra cứu lại
7. Ly hôn bên Đức bắt buộc phải có luật sư đại diện. Chồng và vợ mỗi người phải có 01 luật sư đại diện.
Trong trường hợp không có tranh cãi gì thì hai vợ chồng có thể dùng chung 01 luật sư.
8. Phí luật sư khi làm thủ tục ly hôn. Được tính theo luật hôn nhân và gia đinh bên Đức.
Nên thuê luật sư ở đâu thì chi phí cũng giống nhau.
Luật sư có thể làm thủ tục ly hôn cho khách hàng trên khắp nước Đức.
9. Dựa trên thu nhập của vợ và chồng Tòa sẽ tính định ra giá trị việc ly hôn là bao nhiêu..
chẳng hạn là 5 hay 7 ngàn Euro. Dựa trên con số đó sẽ tính ra phí luật sư và phí Tòa
10. Thông thường với người Việt Nam khai thu nhập không cao thì phí luật sư sẽ giao động từ
1.200,00 € đến 1.500,00€. Phí tòa từ 400,00€ đến 600,00€.
Tiền phiên dịch tuyên thệ tại Tòa khoảng 300,00€
11. Những trường hợp thu nhập thấp hoặc ăn xã hôi. Thì có thể đặt đơn xin hỗ trợ của nhà nước
khi làm thủ tục ly hôn.Nhà nước sẽ cho bạn vay. Sau này khi nào bạn đi làm có thu nhập tốt thì sẽ
phải trả lại cho nhà nước.Hàng năm Tòa sẽ gửi giấy tờ về bắt bạn phải khai thông tin thu nhập
để họ còn đòi nợ (trong 04 năm).Nếu bạn không làm thủ tục này. Họ sẽ đòi lại ngay số tiền mà
đã hộ trợ bạn làm thủ tục ly hôn trước đây.
12. Khi đặt đơn xin hỗ trợ phí ly hôn thì thủ tục ly hôn sẽ bị kéo dài hơn.
Vì còn phải đợi xét duyệt đơn xin hỗ trợ phí được xét duyệt.
13. Những trường hợp mà vợ chồng tranh cãi phân chia tài sản thì tốt nhất là nên cố gắng thỏa thuận với nhau.
Vì nếu phải mang ra Tòa thì sẽ phải trả phí cho 02 luật sư và phí Tòa rất nhiều.
Mà họ cũng chỉ đại diện cho hai người để thỏa thuận thôi, nhưng quyết định cuối cùng sau này vẫn là
do 02 người đưa ra. Mà thời gian tranh cãi thường là rất lâu, nên đa số mọi người đều mệt mỏi…
trước sau gì cũng phải đồng ý theo một thỏa thuận nào đó của 2 luật sư đại diện.
Nên tốt nhất là cố gắng thỏa thuận mọi thứ với nhau ngay từ đầu để tránh tốn kém tiền bạc
và mất thời gian của cả hai bên.
VĂN PHÒNG LUẬT RELIDE