Thực tiễn xét xử tại Tòa, rất nhiều vụ án tranh chấp có nguyên nhân từ việc các bên không quan tâm đúng mức trong khâu soạn thảo, ký kết hợp đồng. Lý do có thể vì không nắm vững pháp luật hoặc do chủ quan, tin tưởng lẫn nhau v.v…Khi phát sinh tranh chấp, luật sư mở hợp đồng ra coi thì hầu như không có gì ngoài mấy điều khoản được các bên ghi theo mẫu có sẵn. Trong trường hợp khác, tuy được soạn khá chi tiết nhưng lại không phù hợp pháp luật hoặc từ ngữ mơ hồ, không rõ ràng, không lường trước, ngăn chặn được các tình huống, rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.

 

Hậu quả không chỉ làm tốn thời gian, công sức, mất đi những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, đối tác… mà trong nhiều trường hợp còn dẫn đến thiệt hại kinh tế vô cùng lớn, không thể khắc phục.

 

Để tránh những rủi ro trên không khó. Với một chi phí không đáng kể, chúng tôi sẽ giúp bạn đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp; hạn chế tối đa các tranh chấp có thể phát sinh bằng một bản hợp đồng đầy đủ, rõ ràng, phù hợp pháp luật và thực tiễn; có khả năng lường trước, ngăn chặn được các tình huống, rủi ro trong tương lai. Công việc của chúng tôi bao gồm:

 

-Tư vấn định hướng cho khách hàng lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp nhất với bản chất của giao dịch mà khách hàng tham gia; luật sư

 

-Tư vấn các qui định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn các điều khoản của hợp đồng; luat su

 

-Tham gia đàm phán, thương thảo hợp đồng (nếu cần thiết); tìm luật sư

 

-Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng, đưa ra giải pháp tối ưu;

 

-Soạn thảo hợp đồng đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng, hạn chế rủi ro và ngăn ngừa tranh chấp;

 

-Thẩm định các nội dung trong bản dự thảo hợp đồng do phía đối tác soạn thảo, nếu có;

 

– Tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến việc ký kết, thực hiên hợp đồng. tim luat su

 

Dù là cá nhân hay doanh nghiệp, nếu quý khách đang có nhu cầu giao kết các hợp đồng lao động, dân sự, thương mại, hãy để chúng tôi  giúp đỡ bạn. Sự an toàn pháp lý và quyền lợi của các bạn là trách nhiệm của chúng tôi.

 

 

Dưới đây là một số thông tin mọi người cần phải biết khi thuê cửa hàng.

 

Việc chủ nhà có quyền đòi tiền nhà hay không trước tiên tuỳ thuộc vào các điều khoản  hợp đồng thuê cửa hàng. Hai bên có thể tự do thỏa thuận khi nào người thuê phải trả tiền.

 

1. Nếu hợp đồng có quy định rõ ràng ngày bắt đầu phải trả tiền thì thông thường sẽ tính từ ngày đó trở ra. Nhưng với điều kiện chủ nhà phải thực hiện xong mọi nghĩa vụ của mình (theo hợp đồng) thì bên chủ nhà mới được yêu cầu người thuê làm tròn bổn phận là trả tiền nhà bắt đầu từ ngày ghi trên hợp đồng.

 

2. Ngoài hợp đồng ra thì theo quy định của bộ luật BGB, chỉ khi nào cửa hàng được trao cho người thuê thì lúc đó chủ nhà mới được quyền đòi tiền nhà. Có nghĩa là việc „trao cửa hàng“ là một sự kiện mấu chốt phải đặc biệt chú ý tới. Trong trường nhiều trường hợp  trước tiên phải làm sáng tỏ vai trò người trao cửa hàng. Liệu người đó có được uỷ quyền để thay mặt chủ nhà trao cửa hàng cho người thuê hay không?  Ngoài ra nhất định phải yêu cầu họ đi xem đầy đủ mọi gian nhà và ghi lại tình trạng của gian cửa hàng trước khi nhận cửa hàng. Nếu không làm như vậy thì sau này người thuê cửa hàng khó có thể đòi hỏi chủ nhà phải sửa sang lại nếu phát hiện có vấn đề gì đó bị lỗi cần khắc phục. Ngoài ra, thông thường chủ nhà có trách nhiệm phải trao đầy đủ mọi chìa khóa cho người thuê, không được giữ lại chìa nào hết.

 

Trong trường hợp trên, khả năng thắng kiện trước toà sẽ cao nếu chứng minh được là chủ nhà đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình dựa trên những quy định của hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên cần chú ý là thường trong các hợp đồng sẽ ghi là nếu nợ đến 2 tháng tiền nhà là chủ nhà có thể cắt hợp đồng (fristlose Kündigung). Để tránh xảy ra trường hợp đó, người thuê nên trả tạm một ít và ghi là „Zahlung unter Vorbehalt“.

 

Trong những trường hợp tương tự như trên, người thuê cửa hàng nên lưu ý thêm những điều sau:

 

1. Khi ký kết hợp đồng, những điều đã đàm phán xong nên ghi lại một cách chi tiết cụ thể như có thể để làm bằng chứng khi xảy ra tranh cãi. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát hiện ra có những chỗ chưa thoả thuận, nên bàn và ghi lại trên giấy tờ về những thoả thuận tiếp theo. Bởi vì tránh trước được bao giờ cũng tốt hơn là đến khi xảy ra tranh cãi mới bàn tới. Vì lúc đó 2 bên thường không còn bình tĩnh để nói chuyện với nhau nữa.

 

2. Khi trao cửa hàng (Übergabe), nên có ít nhất một người thứ 3 có mặt làm nhân chứng. Nếu người thuê có gì phàn nàn hoặc chưa vừa ý với tình trạng của cửa hàng, nhất quyết phải yêu cầu được ghi vào „Übergabeprotokoll“ để sau này không bị mất quyền bảo hành.

 

3. Các hợp đồng thuê cửa hàng trên một năm cần phải ký bằng văn bản, có chữ ký của hai bên. Vì vậy mọi thoả thuận hai bên về những vấn đề cốt lõi sau khi ký kết hợp đồng cũng cần phải được ghi lại bằng văn bản có chữ ký của cả 2 bên, ví dụ như hoãn tiền nhà hoặc giảm tiền nhà. Nếu không làm như vậy thì có thể toàn bộ hợp đồng thuê nhà sẽ không còn hiệu lực và đôi bên có thể kết thúc hợp đồng theo điều luật quy định là trong vòng 6 đến 9 tháng (§ 580a Abs. 2 BGB).

 

Khi thỏa thuận điều gì đó hoặc muộn nhất là lúc ký hợp đồng, 2 bên nên tìm hiểu kỹ càng xem ai là người được ủy quyền để ký. Nhất là trong những công ty lớn thì điều đó càng nên làm rõ, không chẳng may sau này ngã ngửa ra là toàn bộ hợp đồng không có hiệu lực vì cấp trên hoặc chủ nhà thật chưa đồng ý. Người Việt quen làm việc với Makler, không phủ nhận là Makler có tiếng nói nhất định với chủ nhà trước khi ký hợp đồng. Nhưng điều đó sẽ kết thúc muộn nhất lúc hợp đồng đã được ký với chủ nhà. Vì sau khi ký xong hợp đồng thì Makler sẽ được nhận tiền môi giới và sẽ không bao giờ gặp lại bạn vì họ còn dành thời gian để tiếp tục các vụ làm ăn mới của họ. Người thuê vì vậy nên lưu ý là Makler không phải người làm thuê hay đại diện cho chủ nhà mà họ muốn ký hợp đồng. Các lời hứa của Makler không có ý nghĩa gì trước khi chủ nhà chính thức xác nhận các thông tin hoặc lời thỏa thuận.

 

Hợp đồng thuê cửa hàng ( hợp đồng thương mại ) có rất nhiều điều cần chú ý hơn khi thuê hợp đồng nhà ở, bởi vì luật pháp không can thiệp nhiều trong những quan hệ buôn bán. Chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian để kiểm tra hợp đồng trước khi ký kết. Điều đó có thể sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian và tiền bạc sau này.

 

Kanzlei Relide
Luật Sư Julia Yen Vu
hợp tác cùng các Luật Sư Hoppe, Ittner, Koehler, Rübben, von Seefranz
Friedrichstraße 63, 10117 Berlin
Tel:  030 5891 3389 Tiếng Việt
Fax: 030 2064 4499
http://relide.de/
facebook
Email: vanphongluat @ relide.de
T2 – T6: 09h00 – 18h00
U2, U6 Stadtmitte

Parkhaus ca. 100 m

Cùng với sự phát triển của xã hội, là sự phát triển của luật pháp. Pháp luật luôn phải đi trước hoặc song song với sự phát triển của xã hội nhằm duy trì sự ổn định và định hướng phát triển xã hội một cách bền vững. Đặc biệt trên một đất nước pháp quyền như nước Đức, thì chúng ta có thể thấy từ mọi ngõ ngách, trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống đều có những quy định của pháp luật.

 

Chính vì thế Luật Sư là người không thể thiếu trong một xã hội văn minh. Nói một cách nghe hơi ”to tát” thì chính Luật Sư là những người bảo vệ quyền và lợi ích cho những công dân bình thường trong xã hội.

Tuy nhiên lựa chọn  được một luật sư ”giỏi” là việc không hề đơn giản. Tại sao lại như vậy? Chúng ta có thể hình dung một cách đơn giản như sau:

 

Nếu bạn mua một món hàng, đồ dùng vật phẩm gì đó … bạn được nhìn thấy chúng, nhờ các thông số chi tiết ghi trên sản phẩm bạn có thể biết chính xác sản phẩm mình nhận được là gì. Thậm chí bạn còn được dùng thử, để xem chất lượng nó ra sao. Và khi chất lượng không được đảm bảo như nhà sản xuất cam kết bạn còn có thể trả lại … nói chung là bạn có rất nhiều quyền đối với những sản phẩm hàng hóa thông dụng trên thị trường.

 

Còn cái khó của việc lựa chon luật sư chính là việc không ai có thể đưa ra một tiêu chí cụ thể để đo lường chất lượng của luật sư trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ pháp lý. Ở nước Đức này, chỉ cần bạn bước chân vào văn phòng luật sư và họ đồng ý tiếp bạn hoặc xem hồ sơ thôi thì bạn cũng đã mất một khoản tiền rồi. Mà chẳng biết vấn đề của mình có được giải quyết hay không. Bạn không có nhiều cơ hội để phản biện chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp

 

Vậy điều gì làm nên sự khác biệt giữa một Luật Sư ”giỏi” và một luật sư ”bình thường”

 

Điều kiện cần đầu tiên là Luật Sư đó phải có chuyên môn giỏi (điều này thường được thể hiện qua bằng tốt nghiệp). Vì điều đó chứng nhận khả năng tư duy của luật sư cũng như sự hiểu biết một cách chính xác, toàn diện về pháp luật của họ. Cộng với kinh nghiệm tích lũy được theo năm tháng làm việc, những luật sư này sẽ thực sự trở thành những luật sư có ”tài”. Mà nói theo tiếng Việt là những người có khả năng “lách luật” rất giỏi

 

Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện tiên quyết làm nên một luật sư giỏi, đó là luật sư có ”đức”.

Đó chính một luật sư dành thời gian cho bạn, họ lắng nghe bạn trình bày, nhằm hiểu một cách thấu đáo vấn đề của bạn, họ trăn trở với những khó khăn, vướng mắc của bạn. Họ tích cực nghiên cứu hồ sơ, tìm tòi những chi tiết nhỏ nhất để bảo vệ quyền và lợi ích cho bạn. Điều đó làm nên sự khác biệt.

 

Bạn nên biết rằng trong hợp đồng, tranh cãi … chỉ cần một từ trong đó thôi không được viết chính xác hoặc định nghĩa chính xác theo phụ lục hợp đồng … hoặc một chi tiết nhỏ thôi trong thực tế không giống trong hợp đồng … đã có thể dẫn đến những thay đổi có lợi cho thân chủ rồi.

 

Trong cùng một vụ việc, nếu bạn chọn nhầm luật sư thiếu trách nhiệm … họ sẽ làm qua loa cho xong việc, với họ dù không cần đọc kỹ hồ sơ thì cũng chỉ cần vài phút là có thể soạn xong một văn bản, viết xong một lá đơn hay thậm chí dùng lại những mẫu có sẵn …

Những kết quả đem lại là gì? Làm sao họ có thể bảo vệ lợi ích của bạn với những sản phẩm như vậy Còn bạn thì đương nhiên vẫn phải trả tiền một cách bình thường, bạn chẳng thể biết được họ đã xử lý công việc của bạn như thế nào.

 

Chính vì thế việc đầu tiên khi lựa chọn luật sư, bạn cần phải chú ý đến cái đức của luật sư. Khi tìm luật sư hẳn mọi người thường nghĩ ngay đến việc phải tìm luật sư giỏi, điều này hoàn toàn đúng. Nhưng bạn có thể phạm phải một sai lầm lớn nếu không quan tâm tìm hiểu về đạo đức của luật sư đó. Một luật sư giỏi sẽ chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí bạn còn bị thiệt hại và tốn kém nhiều hơn nếu đó là một luật sư thiếu nhân cách. Một luật sư dành thời gian và lắng nghe bạn, có tâm với nghề và trách nhiệm với công việc chính là một luật sư mà bạn cần phải tìm đến. Đấy chính là giải pháp an toàn và kinh tế nhất  cho bạn.

 

Kanzlei Relide
Luật Sư Julia Yen Vu
hợp tác cùng các Luật Sư Hoppe, Ittner, Koehler, Rübben, von Seefranz
Friedrichstraße 63, 10117 Berlin
Tel:  030 5891 3389 Tiếng Việt
Fax: 030 2064 4499
http://relide.de/
facebook
Email: vanphongluat @ relide.de
T2 – T6: 09h00 – 18h00
U2, U6 Stadtmitte

Parkhaus ca. 100 m

 

Mua chứng khoán, gửi ngân hàng … mọi người nên làm gì nếu có một khoản tiết kiệm không cần dùng đến?

Nếu có tiền nhàn rỗi, ngoài đầu tư chứng khoán và gửi tiết kiệm ngân hàng thì mua kim loại quý được coi là một cách an toàn để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Khi tiền tệ và thị trường tài chính toàn cầu bất ổn, mua vàng bạc là kênh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để chống mất mát giá trị tài sản. Điều đến nay ít người biết đến là Luật Thuế của Đức có một số quyền ưu đãi đối với những nhà đầu tư mua vàng. Để củng cố tình trạng tài chính và không mất tiền oan, những nhà đầu tư nên chú ý tới những vấn đề nêu ra sau đây:

1. Ở Đức người tiêu dùng có thể mua kim loại quý trực tiếp tại các tiệm vàng bạc đá quý, tiệm cầm đồ hoặc qua giao dịch trên mạng Internet và ngân hàng. Nếu muốn bí mật, người đầu tư nên mua trực tiếp bằng tiền mặt với tổng giá trị mua không quá 15.000 Euro. Bởi vì vượt trên giá trị đó thì người mua sẽ phải xuất trình giấy chứng minh thư theo bộ Luật Chống Rửa Tiền (§ 3 I Nr. 1, II Nr. 2 GwG).

2. Để tránh phải trả tiền thuế giá trị gia tăng (19 % Mehrwertsteuer), người mua nên mua vàng “Anlagegold” (§ 25 c I, II UStG). Đó là loại vàng thỏi hoặc có hình dẹt với hàm lượng vàng tối thiểu là 995. Một số loại tiền xu bằng vàng cũng được miễn thuế giá trị gia tăng nếu nó nằm trong danh sách được công bố hàng năm của Uỷ ban Liên minh Châu Âu (Europäische Kommission).

3. Đối với tất cả các kim loại quý khác, chỉ có thể tránh thuế giá trị gia tăng nếu người mua cất giữ vàng trong kho “Zollfreilager” tại nước ngoài, một loại kho chứa ký gửi để vận chuyển hàng quá cảnh và được miễn thuế hải quan. Nếu hàng kim loại chỉ nằm ở đó và sau này bán lại cho một công ty chuyên buôn bán kim loại quý thì người mua ban đầu thường sẽ không phải trả đồng thuế thuế giá trị gia tăng  nào cả. Ngược lại, nếu người mua muốn lấy số kim loại nằm trong kho đó ra thì sẽ phải trả thuế giá trị gia tăng y như ban đầu.

4. Khi muốn bán lại số kim loại quý thì nên đợi ít nhất một năm tính từ thời điểm mua vàng bạc. Bởi vì sau một năm thì không cần phải khai báo,như vậy người bán sẽ không phải khai và nộp thuế cho phần lãi từ việc mua đi bán lại (§ 23 I 1 Nr. 1 EStG).

5. Người đầu tư nên lưu ý là những đặc quyền trên chỉ dành cho việc mua đi bán lại kim loại quý thực thể. Nếu chỉ mua cổ phiếu vàng thì sẽ không được hưởng những đặc quyền trên.

6. Những người có thu nhập Top  những năm trước đây từng “trốn thuế” bằng cách lập công ty tại nước ngoài (Limited tại Anh Quốc) và mua bán kim loại, nguyên liệu và cổ phiếu. Năm đầu công ty đó sẽ thua lỗ lớn do vốn đầu tư cao. Khoản thua lỗ đó sẽ được sở thuế tại Đức lưu ý khi định mức thuế thu nhập cho cổ đông của công ty đó. Kết quả thường là người cổ đông đó sẽ được miễn thuế thu nhập hoàn toàn cho cả năm, tiết kiệm được hàng trăm nghìn Euro. Khi bán lại kim loại và nguyên liệu, cổ phiếu trong những năm tiếp theo thì phần phải đóng thuế của những cổ đông không tăng nhiều vì đằng nào họ cũng phải trả mức thuế cao nhất. Khoản lời chính theo mô hình tiết kiệm thuế này nằm ở phần tính khoản thua lỗ để trừ mức thuế khi mới đầu tư. Mô hình “lách luật” hợp pháp này được người trong giới gọi là “Goldfinger” (ngón tay vàng).

 

Kanzlei Relide
Luật Sư Julia Yen Vu
hợp tác cùng các Luật Sư Hoppe, Ittner, Koehler, Rübben, von Seefranz
Friedrichstraße 63, 10117 Berlin
Tel:  030 5891 3389 Tiếng Việt
Fax: 030 2064 4499
http://relide.de/
facebook
Email: vanphongluat @ relide.de
T2 – T6: 09h00 – 18h00
U2, U6 Stadtmitte

Parkhaus ca. 100 m

1. Đoàn tụ gia đình

Những người có chồng hoặc vợ hoặc con là người Đức thì được phép ” ăn theo” vợ, chồng hoặc con dưới hình thức đoàn tụ gia đình. Tức là có lý do chính đáng để được cư trú trên nước Đức.
Bất kỳ ai kể cả người Việt Nam, người Trung Quốc, người Nga … nếu có quốc tịch Đức thì “được gọi là” người Đức theo quy định của hiến pháp Đức, và chịu sự quản lý theo luật pháp của nước Đức. Vì nước Đức thông thường không cho phép mang hai quốc tịch cùng một lúc, nên khi có quốc tịch Đức thì quốc tịch trước đây của bạn không còn giá trị. Kể cả trong trường hợp Nước mà trước đây bạn mang quốc tịch cho phép bạn mang 2 quốc tịch đồng thời thì cũng không có ý nghĩa gì về mặt pháp lý.

Nếu ai cố tình khôi phục lại quốc tịch trước đây của mình và bị phát hiện thì quốc tịch Đức coi như hết hiệu lực.
Người được đón từ Việt Nam thì phải có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Đức A1 của Viện Goethe (Có những trường hợp ngoại lệ không cần chứng chỉ ngoại ngữ vẫn có thể đón được, nhưng phức tạp hơn rất nhiều).

Những người muốn đón vợ, chồng hoặc con từ VN sang thì phải chứng minh được có nhà ở (đủ diện tích quy định tính theo đầu người), có đủ thu nhập ổn định đủ chi trả tất cả mọi chi phí cho gia đình. Việc tính toán số tiền gọi là “đủ” theo yêu cầu của Sở Ngoại Kiều là rất phức tạp, chỉ cần một chi tiết nhỏ khác nhau là sẽ dẫn đến số tiền gọi là “đủ” sẽ khác nhau. Việc này bạn nên nhờ đến sự tư vấn của luật sư.

Những người “ăn theo” vợ/chồng khi gia hạn thì thu nhập của cả hai vợ chồng cần phải đảm bảo cho cả gia đình. Một người có thu nhập thấp, còn người kia có thu nhập cao hơn cũng không sao cả, miễn là sau khi trừ mọi chi phí vẫn đảm bảo cuộc sống. Nhưng tốt nhất là cả hai đều có hợp đồng lao động và bảng lương đầy đủ, thì việc gia hạn sẽ rất đơn giản. Những người mà có vợ hoặc chồng là người Đức thì sau 3 năm là có thể xin cư trú vĩnh viễn (Niederlassungserlaubnis) hoặc có thể đặt đơn xin vào quốc tịch.

Trong trường hợp mẹ có con mà con là người Đức thì có thể được gia hạn một lần là 18 năm luôn. Con sẽ có quốc tịch Đức khi bố hoặc mẹ đứa trẻ là người Đức. Trong trường hợp bố hoặc mẹ không phải là người Đức nhưng sống trên nước Đức trên 8 năm thì đứa trẻ cũng sẽ được mang quốc tịch Đức. Nếu con không phải người Đức, nhưng có bố là người có giấy phép cư trú hợp pháp, thì mẹ thường cũng được ăn theo con. Gia hạn dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và tùy theo sở ngoại kiều mỗi nơi. Trong nhiều trường hợp mọi người chọn cách mang bầu để tránh bị trục xuất, cũng như những vấn đề liên quan đến luật hình sự.

Việc xin Kindergeld và Elterngeld trước khi gia hạn ở Sở Ngoại Kiều sẽ không bị ảnh hưởng đến việc gia hạn. Những trường hợp không phải là người Đức khi nhận con, cưới vợ hoặc chồng để được ở lại cũng có thể thực hiện được tùy theo từng trường hợp, phải xem hồ sơ cụ thể.

2. Nhận con nuôi

Một người được phép cư trú dài hạn trên nước Đức, không cần có quốc tịch Đức nếu đáp ứng được đầy đủ những điều kiện về mặt pháp luật sẽ được phép nhận trẻ con ở VN làm con nuôi. Thời gian cho việc thực hiện thủ tục này thường kéo dài vài năm và người nhận con thường phải bay về VN vài lần để thực hiện các thủ tục pháp lý.

Khi luật sư giải quyết những thủ tục về luật ngoại kiều cho khách hàng, về mặt pháp luật thường là rất đơn giản. Để đạt hiệu quả công việc, giảm tối đa thời gian chờ đợi cũng như chi phí cho khách hàng, thì kỹ năng đàm phán của luật sư đóng vai trò quyết định. Sở ngoại kiều là một cơ quan quản lý của nhà nước, nhưng xét duyệt hồ sơ giấy tờ thì là những con người với đầy đủ những cảm xúc…giống như tất cả những công dân khác trong xã hội. Chính vì điều này việc hiểu được văn hóa, cách sống, cách suy nghĩ của họ đóng vai trò quyết định đến hiệu quả công việc.
Cách tiết kiệm nhất và nhanh nhất là hãy cố gắng làm đúng ngay từ đầu. Mọi người không nên tích kiệm một ít tiền đi luật sư để tư vấn, để rồi hỏng cả việc lớn mà lại còn tốn kém gấp nhiều lần chỉ vì thiếu một vài đồng hay một vài chi tiết nhỏ bị thiếu trong hồ sơ.

3. Những lý do cư trú khác

a) Những nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đầu tư vào nước Đức cũng sẽ được cấp phép cư trú hợp pháp (xem thêm bài viết ” thủ tục đầu tư vào nước Đức”). Sau thời gian khoảng 3 năm có thể xin giấy phép cư trú vĩnh viễn tại Đức.

b) Những người đi làm nghiên cứu sinh được cấp phép cư trú tại Đức trong thời gian nghiên cứu tại Đức. Thời hạn cư trú được tính theo thời gian làm nghiên cứu (thường là khoảng 4 năm). Những nghiên cứu sinh được phép mang theo vợ và con trong thời gian nghiên cứu tại Đức.

c) Sinh viên sang học đại học, học tiếng cũng được cấp giấy phép cư trú hợp pháp trên nước Đức. Thời hạn cư trú phụ thuộc vào sở ngoại kiều của từng bang và liên quan đến quá trình học tập, chương trình đào tạo…và tiền trong tài khoản ngân hàng của sinh viên. Nếu có điều kiện để làm dịch vụ thì Âu Cơ là một địa chỉ uy tín mọi người có thể tin tưởng. Còn không thì tự tìm hiểu thông tin trên mạng đặc biệt là trang của hội SV Việt Nam tại Đức.
Trong trường hợp SV muốn chuyển từ học Đại Học sang học nghề thì Sở ngoại kiều sẽ không đồng ý cho chuyển đổi hình thức cư trú, nhưng có thể nhờ luật sư giúp, tùy trường hợp vẫn có thể thực hiện được.

d) Những người học nghề tại Đức cũng được cấp giấy phép cư trú hợp pháp. Thời hạn cư trú phụ thuộc vào chương trình đào tạo của các trường dạy nghề, thường là 3 năm. Thẻ cư trú theo luật, chỉ được gia hạn khi được sở lao động (Bundesagentur für Arbeit) chấp thuận
Chương trình đạo tạo nghề của Đức đứng hàng đầu thế giới, với việc học song song giữa lý thuyết và thực hành học sinh sau khi ra trường là làm việc được ngay. Không giống như học đại học, nhiều sinh viên ra trường không có thực tế nên thường khó xin việc.
Để sang được Đức theo diện này thì khó khăn hơn so với đi học đại học và cao học, thường thì chỉ những ngành nghề mà nước Đức thiếu người học (như ngành điều dưỡng…), mà nhu cầu cho tương lai được dự đoán là sẽ bị thiếu thì những người ở Việt Nam mới được nhận sang để đào tạo.

e) Chương trình Au Pair cũng là một cơ hội để các bạn trẻ từ 18 đến 26 tuổi có cơ hội cư trú hợp pháp tại Đức trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Au Pair là một chương trình ở cùng gia đình người bản xứ, giúp họ việc nhà và được tiền tiêu vặt hàng tháng (ca. 260 €). Những bạn đi theo diện này, vẫn được pháp luật bảo vệ và hưởng một số quyền lợi dành cho những người lao động trên nước Đức.

Ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt khác cũng được phép cư trú hợp pháp tại Đức nhưng không nêu ra ở đây.

Bạn hãy chia sẻ thông tin này đến với cộng đồng người Việt Nam, để mọi người có thể tích kiệm tiền bạc cũng như thời gian trong vấn đề này. hay nhấn Like trang Fanpage của VP để luôn được cập nhật những thông tin pháp luật hữu ích cho bản thân.

Luật Sư Julia Yen Vu
Văn phòng luật sư cho người Việt Nam tại Đức: RELIDE
hợp tác cùng các Luật Sư Hoppe, Ittner, Koehler, Rübben
Tel: 030 5891 3389
Email: vanphongluat@relide.de
Friedrichstraße 63, 10117 Berlin (U2, U6 Stadtmitte)
http://relide.de/

Ai được lao động tại Đức theo quy định của pháp luật.

Theo thỏa thuận của khối liên hiệp Châu Âu (EU) thì công dân các nước trong khối được phép tự do đi lại và làm việc trong các nước thành viên.

”Công dân” ở đây được hiểu là những người có quốc tịch. Chẳng hạn công dân Tiệp tức là người có quốc tịch Tiệp, công dân Pháp là người có quốc tịch Pháp…

Những ai không phải là công dân trong khối EU nhưng có vợ hoặc chồng là công dân trong khối đó thì cũng được hưởng ưu đãi như trên, với điều kiện là vợ chồng phải đi cùng với nhau.

Đối với những trường hợp còn lại dù là thẻ cư trú ngắn hạn, dài hạn hay vĩnh viễn, chỉ được phép đi quanh châu Âu nhiều nhất là 90 ngày trong 6 tháng mà không phải xin phép (Schengen-Visum, bao gồm các nước trong khối EU và một số nước Châu Âu khác, nhưng có một số quy định ngoại lệ cho Vương Quốc Anh, Ireland, …) . Những người có hình thức cư trú này không được phép đi làm.

Trong trường hợp lao động chui, nếu bị phát hiện thì cả hai bên chủ và người làm thuê đều bị xử lý hình sự và phạt tiền. Mà khi đã bị lưu hồ sơ trong hệ thống quản lý của Đức rồi, thì mọi thủ tục sau này để được lưu trú hợp pháp tại Đức đối với những người này sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Có một số trường hợp có thể xin được giấy phép lao động cho những đối tượng không có quốc tịch EU, tuy nhiên có xin được giấy phép lao động hay không, thì phải do sở lao động xét duyệt (phụ thuộc vào hợp đồng lao động, công việc, nhu cầu của thành phố, tình hình thất nghiệp của bang…).

Ngoài việc xin đi làm, học nghề cũng là một cách để có giấy phép cư trú lâu dài tại Đức. Nếu những ai có định hướng lâu dài cho tương lai trong một vài năm thì đây là hình thức kinh tế hơn rất nhiều so với việc nai lưng đi làm để có bảng lương cho việc gia hạn.

Xin lưu ý rằng luật sư nào mà hứa xin được giấp phép lao động cho bạn một cách chắc chắn thì bạn phải cẩn thận kẻo bị mất tiền oan. Bởi vì đơn giản là luật sư không có thẩm quyền quyết định việc này. Mà không có quyền quyết định thì làm sao mà chắc chắn được. Bạn đừng nghĩ là luật sư có mối quan hệ gì đó … nên có thể giải quyết được một cách chắc chắn.

Luật sư chỉ có thể tư vấn và làm thủ tục cho bạn, làm thế nào để xin được giấy phép lao động tại Đức một cách hợp pháp, đơn giản và dễ thực hiện. Tiến hành từng bước một để đến được đích mà bạn mong muốn.

Kanzlei Relide

Rechtsanwältin Julia Yen Vu

Friedrichstraße 63, 10117 Berlin

Tel:  030 5891 3389 Tiếng Việt

Fax: 030 2064 4499

www.relide.de

facebook

Email: vanphongluat @ relide.de

T2 – T6: 09h00 – 18h00

U2, U6 Stadtmitte

Parkhaus ca. 100 m

Câu hỏi:

chúng tôi có quán ăn nhanh (Imbiss) khi những người dịch tế đến kiểm tra vì mất vệ sinh bị phạt vi cảnh 53,77€. Phải đóng cửa dọn vệ sinh, đang dọn vệ sinh thì họ đến kiểm tra và tiếp tục phạt Zwanggeld là 500,00€. Có luật phạt đến mức độ đến 500 € không? nhờ tiến sỹ Phương giúp. Chúc sức khỏe

 

 

==00==

 

Theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thì tất cả nhà hàng, Imbiss… liên quan đến thực phẩm, chế biến thực phẩm để bán cho khách hàng đều phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và nhân viên sở vệ sinh dịch tế có quyền kiểm tra bất cứ khi nào mà không cần thông báo trước.

 

Khi các cơ sở trên vi phạm những quy chế về vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt cảnh cáo từ 5 đến 55 € (§ 56 Abs. 1 OWiG). Và được yêu cầu phải dọn dẹp, làm vệ sinh theo các hạng mục mà nhân viên sở vệ sinh đề ra trong một thời gian nhất định. Nếu trong khoảng thời gian đó mà các nhà hàng, cơ sở trên không thực hiện thì sở vệ sinh có quyền phạt bổ xung gọi là Zwangsgeld có thể lên đến 25.000,00 € (§ 11 VwVG).

 

Như vậy trong trường hợp câu hỏi của anh/chị có thể xảy ra khả năng thứ hai, là không thực hiện các yêu cầu của sơ vệ sinh trong thời gian họ cho phép hoặc là họ yêu cầu phải đóng cửa để dọn dẹp làm vệ sinh nhưng anh/chị vừa bán hàng vừa làm vệ sinh, như vậy cũng vẫn là vi phạm.

 

 

Theo quy định của pháp luật, khi có người bị ngộ độc thức ăn và phải nhập viện, thì tùy vào mức độ bác sỹ và bệnh viện phải có trách nhiệm thông báo với sở y tế (Gesundheitsamt), § 6 Abs. 1 Nr. 2 IfSG để họ đến điều tra.

 

Trong những trường hợp như trên thì những người phải chịu trách nhiệm có thể là:

 

1. Đầu bếp trưởng

Khi đầu bếp trưởng được ủy quyền và được giao toàn bộ quyền quản lý thay chủ, thì sẽ phải chịu phạt khi phạm sai lầm trong quá trình quản lý (§§ 130 Abs. 1, 9 Abs. 2 OWiG).

Những điều sau thuộc trách nhiệm của người quản lý:

 

– chọn người làm phù hợp về khía cạnh chuyên môn và con người

– tổ chức, hệ thống và chia công việc rõ ràng

– chỉ bảo, giáo huấn và hưỡng dẫn người làm

– quan sát người làm và can thiệp khi thấy họ phạm sai lầm

– áp dụng các hình thức cảnh cáo và phạt đối với các sai phạm

 

 

2. Chủ quán

Chủ quán cũng sẽ bị phạt nếu là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức công việc tại quán ăn (§ 130 OWiG). Một trong những “lỗi” mà người chủ quán có thể mắc phải là tiết kiệm không thuê đủ người làm để đáp ứng những yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc không hướng dẫn hoặc tạo điều kiện cho người làm bổ túc kiến thức trong vấn đề vệ sinh chế biến. Mức phạt cao nhất trong trường hợp này là 1 triệu Euro.

 

Khi bị phạt trên 200,00 Euro, vụ việc sẽ được thông báo cho Gewerbezentralregister, nơi tập hợp các quyết định hành chính liên quan đến việc hành nghề của chủ quán. Nếu vi phạm nhiều lần, chủ        quán có thể bị tước giấy phép kinh doanh, hoặc sẽ gặp khó khăn khi muốn mở thêm quán ăn.

 

Nếu quán ăn là một doanh nghiệp (GmbH)?

Một doanh nghiệp sẽ không bị truy tố hình sự vì luật pháp Đức chỉ áp dụng bộ Luật hình sự đối với các cá nhân. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể bị phạt vi cảnh nếu người đại diên (giám đốc / Geschäftsführer) không có những biện pháp tổ chức để giám sát và tránh xảy ra những sai phạm. Mức phạt có thể lên đến 10 triệu Euro (§ 30 Abs. 2 OWiG), tùy theo hậu quả sai phạm và ý thức hành vi của người đại diện.

 

Làm thế nào để có thể tránh bị phạt?

 

1. Tại quán có những quy định chung để bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định đó cần được ghi ra bằng văn bản

2. Nội dung văn bản đó phải được phổ cập với người làm và được người làm ký chứng nhận là đã tiếp thu

3. Có những quy chế để kiểm tra người làm thực hiện các quy định đã đề ra

4. Nếu phát hiện có sai phạm phải can thiệp và ngăn cản hoặc có biện pháp tránh trong tương lai

5. Nếu người làm tiếp tục vi phạm quy định thì cần có biện pháp cảnh cáo

Theo cục thống kê của liên bang Đức (Statistisches Bundesamt) thì riêng năm 2014 số vụ tai nạn giao thông tại Đức là khoảng 2,4 triệu vụ. Tai nạn ô tô dù chỉ là va chạm nhẹ, hay lớn hơn nữa là gây ra những tốn thất lớn về tài sản cũng như ảnh hướng đến sức khỏe là điều mà không ai mong muốn. Nhưng trong thực tế cuộc sống đó là điều không thể tránh khỏi.Vậy khi phải đối mặt với những tình huống như vậy chúng ta phải xử lý như thế nào? Những kiến thức căn bản cần thiết chúng tôi nêu dưới đây hy vọng giúp ích phần nào mọi người khi chẳng may gặp phải những sự cố không may mắn này.

 

I). Khi xảy ra tai nạn

1.     Bật đèn nháy báo xảy ra sự cố (Warnblinkanlage)

2.     Chú ý giao thông xung quanh trước khi bước xuống xe nhằm tránh những tai nạn không may về người xảy ra tiếp theo, vì khi xảy ra tai nạn thường thì những người trong sự việc thường không có được sự tỉnh táo cần thiết như lúc bình thường.

3.     Mặc áo Warnweste và đặt biển báo sự cố 3 cạnh (Warndreieck) cách vị trí tai nạn ít nhất khoảng 100 m (khoảng cách có thể ngắn hơn nếu xe ô-tô nằm trên đường tốc độ thấp) đến 200 m (Autobahn) để thông báo cho những xe tham gia giao thông biết và tránh từ xa.

4.     Sử dụng hộp cứu thương trong xe trong trường hợp cần thiết sau đó gọi số  số cấp cứu 112 để thông báo tình trạng xảy ra.( dùng cho cả châu âu )

 

II) Cố gắng giữ nguyên hiện trường vụ việc nếu không phải tai nạn nhẹ,

1.     Ghi lại đầy đủ thông tin về thời gian và địa điểm nơi xảy ra tai nạn

2.     Ghi lại biển số xe cũng như giấy tờ địa chỉ của Fahrzeughalter bên kia, nếu Fahrzeughalter không phải là người lái xe thì ghi lại cả thông tin của người lái xe

3.     Ghi lại số hợp đồng bảo hiểm xe của bên kia

4.      Ghi lại những thông tin cá nhân của những nhân chứng (tên tuổi, địa chỉ)

5.     Chụp ảnh hiện trường, cần chụp nhiều ảnh và đặc biệt cần có những vị trí để so sánh với vị trí xe trên đường, như biển báo hiệu, cột đèn giao thông, làn đường. Ghi lại toàn bộ và chi tiết quá trình xảy ra sự việc ra giấy (không chỉ nhớ trong đầu), cần phải ghi lại ngay lập tức, bởi thường sau một khoảng thời gian thì bộ não của mình chịu nhiều tác động từ ngoại cảnh sẽ không con nhớ một cách chi tiết và chính xác được nữa.

 

Khi xảy ra tai nạn có nhiều trường hợp không nhất thiết phải gọi công an, nhưng theo kinh nghiệm của VP thì bạn nên gọi, bởi vì nhiều trường hợp người gây ra tai nạn họ đổi ý không chịu thừa nhận nữa thì rất khó khăn cho việc đòi bảo hiểm. Đặc biệt trong những trường hợp va chạm với người nước ngoài.

 

Điều bạn cần biết là khi xảy ra tai nạn bạn không được tự ý rời bỏ hiện trường trước khi trao đổi những thông tin cá nhân, xe cộ và xác định tình trạng tai nạn cùng bên liên quan (xác định tình trạng không có nghĩa là kể đầu đuôi hoặc phân định đúng sai ngay tại chỗ)Như thế là sẽ phạm tội hình sự quy vào tội gây tai nạn rồi cố ý bỏ trốn, và có thể bị thu bằng lái xe.

 

Nếu xảy ra va quệt tại chỗ đỗ xe mà người chủ xe bị quệt không có mặt và không có việc gì cấp bách và nghiêm trọng phải giải quyết ngay (ví dụ như đưa người thân đi cấp cứu), người gây tai nạn nên đợi khoảng 30 – 60 phút. Khi người chủ xe bên kia lúc đó vẫn không xuất hiện thì có thể để lại tờ giấy với thông tin cá nhân và bảo hiểm xe rồi đến trụ sở công an gần nhất để báo sự va quệt kia.

 

 

Khi nào cần gọi công an:

– tai nạn xe gây thương tích

-tai nạn với thiệt hại tương đối đáng kể

– tai nạn do người lái xe say rượu hoặc dùng chất kích thích

– tai nạn mà lỗi tại ai không rõ

– hợp đồng Leasing hoặc hợp đồng bảo hiểm đòi hỏi như vậy

 

VD:

Có một người lái xe ô tô đang lùi xe và đâm vào xe bạn đang dừng ở phía sau (và giữ đủ khoảng cách an toàn theo luật). Lúc đó rõ ràng là lỗi của người ta. Nhưng nếu bạn không ghi lại mọi chi tiết cụ thể và gọi công an thì sau này ra tòa họ hoàn toàn có thể cãi rằng bạn chạy xe và đâm vào họ. Lúc đó việc chứng minh ai đúng ai sai là rất phức tạp và tốn kém. Đặc biệt trong trường hợp họ có 2 người mà bạn lại có một mình thì lại càng khó cho bạn hơn. Hay việc sang luồng xe, quành xe ở khu vực đầu ngã tư … thường là những vấn đề tranh cãi kinh điển trong va chạm ô tô khó chứng minh người đúng người sai.

 

Tất cả mọi thông tin khi bạn trình bày với công an sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đòi bồi thường từ phía bảo hiểm. Trong những trường hợp không rõ ràng có nhiều tranh cãi thì những lời khai của bạn cần phải cẩn trọng, nếu không nó sẽ có hại cho bạn khi ra tòa. Những trường hợp đó bạn có quyền giữ im lặng, không khai điều gì và yêu cầu công an liên lạc với luật sư của bạn để giải quyết. Điều đặc biệt quan trọng cần phải chú ý khi khai với công an, là những gì bạn không chắc chắn thì không bao giờ được phép trả lời, bạn nên trả lời là không biết hoặc không thể ước lượng được.

 

Khi nào thì phải báo với bảo hiểm

Trong vòng 7 ngày bạn phải có trách nhiệm báo với bảo hiểm về tai nạn xảy ra. Nếu công an hoặc công tố viên tiến hành điều tra hoặc bên đối phương kiện đòi tiền, thì bạn cũng có trách nhiệm thông báo cho bảo hiểm ngay về việc đó một lần nữa. Bảo hiểm có quyền ủy quyền cho một luật sư theo lựa chọn của họ để giải quyết công việc.

Nếu sự thiệt hại vật chất khoảng trên 750 Euro, bạn nên gọi người đánh giá tình trạng xe (KfZ-Sachverständiger) và lập một Gutachten Chi phí cho người đánh giá thiệt hại sẽ do bên bảo hiểm trả. Người thẩm định xe  này sẽ xem xét tình trạng xe của bạn, trang thiết bị trong xe (Ausstattung), và đưa ra đánh giá mức độ thiệt hại do vụ tai nạn gây ra, cũng như đánh giá về quá trình gây tai nạn (Unfallrekonstruktion). Dựa trên con số và những thông tin đánh giá này  bạn sẽ đòi bồi thường từ phía bảo hiểm đối phương.

Bạn không có nghĩa vụ phải chấp nhận người đánh giá xe do bên bảo hiểm bên đối phương gửi tới (những người này thường đem lại lợi ích cho bảo hiểm của bên kia). Bạn có thể mời một người đánh giá xe khác mà bạn biết hoặc nhờ người quen giới thiệu, thì bạn sẽ được lợi nhiều hơn.

 

 

Khi nào thì bạn cần tới sự trợ giúp của luật sư

Ngoài những trường hợp bắt buộc theo luật mà bạn cần phải có luật sư đại diện thì trong những trường hợp mà việc gây ra tai nạn không phải lỗi do một mình bạn gây ra, sự việc không rõ ràng có nhiều vấn đề phải tranh cãi, thì việc nhờ luật sư can thiệp và giải quyết cho bạn là điều nên làm ngay từ đầu, đừng đợi đến lúc bảo hiểm người ta từ chối rồi mới đi thuê luật sư. Vì trong những trường hợp như thế này hầu như bạn sẽ gặp rắc rối với bên bảo hiểm, nếu tự bạn giải quyết thường chịu nhiều thiệt thòi.

Hôm nay VP luật chuyên nghiệp đầu tiên dành cho người Việt Nam tại Đức Relide. tại trục lộ trung tâm thương mại nổi tiếng Berlin Friedrichstraße 63 xin trình bày với mọi người vấn đề mà rất nhiều người VN chúng ta quan tâm đến, là làm thế nào để được phép cư trú hợp pháp trên nước Đức.

VP nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía khách hàng như:

– Em mới có giấy phép cư trú gia hạn 3 năm một, bây giờ em có thể cưới người khác và người ta ăn theo em được không hoặc em có con thì người bố có được ăn theo không…

– Em khai tên giả bây giời nhận con hoặc là cưới vợ thì phải làm sao …?

– Em qua Đức theo dạng Visa du lịch, thăm thân bây giờ em muốn cưới để được ở lại có được không?

– Em không có giấy tờ em muốn cưới vợ hoặc nhận con để được ở lại có được không ?

 

 

 

 

Để có thể trả lời được những câu hỏi này chúng ta cùng nhau tìm hiểu mặt hình thức và bản chất sâu xa bên trong của vấn đề một người được ăn theo người khác để được phép cư trú hợp pháp trên nước Đức là như thế nào?

Vai trò của luật sư ra sao?

Quá trình kiện tụng diễn ra tại tòa như thế nào?

Cái gì là chúng ta có “QUYỀN” theo quy định của pháp luật, và cái gì chúng ta có thể “XIN” theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở tất cả những hiểu biết đó chúng ta sẽ “lách luật” làm sao cho linh hoạt và đạt kết quả mong muốn trong từng trường hợp cụ thể.

Vì chúng ta đang ở trên nước Đức, lách luật ở đây chúng ta nên hiểu là làm đúng phápluật, những việc pháp luật không cấm dựa trên sự hiểu biết chắc chắn, đầy đủ sâu sắc về pháp luật cùng kỹ năng mềm trong xử lý công việc, chứ đừng hiểu là làm trái pháp luật, đút lót, hối lộ…

Bây giờ chúng ta lấy một ví dụ rõ ràng về QUYỀN

Những người có chồng hoặc vợ hoặc con là người Đức thì được phép “ăn theo” vợ, chồng hoặc con dưới hình thức đoàn tụ gia đình theo điều § 28 Aufenthaltsgesetz. Tức là có lý do chính đáng để được cư trú trên nước Đức.
Bất kỳ ai kể cả người Việt Nam, người Trung Quốc, người Nga … nếu có quốc tịch Đức thì “được gọi là” người Đức theo quy định của hiến pháp Đức.

Về mặt hình thức là cần phải có giấy đăng ký kết hôn khi là vợ chồng, hay giấy chứng nhận là cha hoặc mẹ của đứa trẻ.

Những trường hợp như trên thì theo luật là chúng ta có quyền đòi hỏi, tức là sở ngoại kiều bắt buộc phải cấp giấy phép cư trú cho những người trong trường hợp nêu trên khi người làm thủ tục đoàn tụ và người được đón đoàn tụ thực hiện đầy đủ những yêu cầu về mặt pháp luật (tức là chúng ta phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm trước khi nghĩ đến việc đòi hỏi quyền lợi, và những người này phải không có liên quan rắc rối gì đến luật pháp …), nếu sở ngoại kiều không đồng ý, chúng ta hoàn toàn có thể đưa đơn kiện ra tòa và khả năng thắng kiện sẽ cao. (mọi chi phí khi kiện tụng, thì bên thua – tức sở ngoại kiều – thường phải chịu toàn bộ).

Bắt đầu từ cuối năm 2015 và đầu  năm 2016 luật sửa đổi bổ sung cho luật ngoại kiều theo hướng khó khăn hơn cho người nước ngoài xin cư trú tại Đức. Những người đã có giấy bị đuổi về thì dù nằm trong trường hợp nêu trên, sở ngoại kiều vẫn có thể bác đơn xin ăn theo. Nhưng việc áp dụng luật này trong thực tế như thế nào, chúng ta phải cùng nhau đợi xem phán quyết của Tòa án trong từng trường hợp cụ thể.

 

Bây giờ những trường hợp mà chúng ta không có quyền thì chúng ta cố gắng làm sao để chuyển sang hình thức có quyền cho nó chắc chắn.

 

Chẳng hạn những người sang Đức với Visa ngắn hạn như du lịch hay thăm thân…hay những hình thức cư trú không hợp pháp khác, thường muốn đăng ký kết hôn với người Đức, hoặc nhận con để được ở lại:

Với những người kết hôn theo kiểu này khi ra đăng ký tại Đức người ta sẽ cho lịch cưới ngoài thời hạn của Visa ( tức là không thể có giấy đăng ký kết hôn được ). Kể cả có cưới được đi chăng nữa thì cũng sẽ bị sở ngoại kiều yêu cầu trở về VN trước, sau đó mới đón sang. Nhưng mà như mọi người đều biết là đã về đến Việt Nam rồi mà để đón sang được thì là cả một vấn đề lớn. Trên lý thuyết thì người bên Đức này có thể làm thủ tục để mời người kia sang Đức cưới hoặc đoàn tụ, nhưng đại sứ quán phía VN hoàn toàn có thể từ chối cấp Visa mà rất khó để có thể can thiệp được, nhất là khi bị dính vào nghi vấn là cưới giả để lấy giấy tờ (Scheinehe).

Để có thể cưới nhanh hơn thì nhiều người xin cưới ở một nước thành viên Châu Âu ví dụ cụ thể là  Đan Mạch. Ở đó người ta có dịch vụ cưới, nếu mọi người mang đầy đủ giấy tờ theo thì trong vòng một vài ngày là sẽ có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Khi có giấy đăng ký kết hôn tức là chúng ta đã có quyền đòi hỏi làm thủ tục đoàn tụ gia đình, sau khi đã thực hiện mọi nghĩa vụ.

Hoặc khi ai đó nhận một đứa trẻ quốc tịch Đức là con (tức là Cha hoặc Mẹ của đứa bé) thì cũng có quyền đòi hỏi ăn theo con một cách tương đối chắc chắn.

Điều kiện để đứa trẻ có quốc tịch Đức là người bố hoặc mẹ phải sống trên nước Đức ít nhất 8 năm, và phải có  giấy định cư vô thời hạn (unbefristet hoặc Niederlassungserlaubnis).

Điều kiện để có Unbefristet tùy trường hợp mà có những đòi hỏi khác nhau về mặt giấy tờ, cũng như bằng tiếng Đức. Bình thường thì cần phải có bằng tiếng Đức B1. Tùy theo trường hợp cụ thể mà không nhất thiết phải có bằng tiếng Đức B1 vẫn có thể lên Unbefristet được.

Những trường hợp khai thông tin giả, visa hết hạn … thì nên chọn hình thức này sẽ chắc chắn hơn.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cái gì chúng ta có thể xin theo quy định của pháp luật. Tại sao phải xin, vì trong luật người ta không đề là sở ngoại kiều bắt buộc phải thực hiện, mà người ta đề là sở ngoại kiều có quyền xem xét và có thể cấp giấy phép cư trú nếu được.

 

 

 

Để việc đi XIN đạt được kết quả tốt chúng ta cần phải hiểu rõ, nắm chắc nguyên tắc hoạt động, tâm lý, cách xử lý và giải quyết của tất cả những yếu tố liên quan đến quá trình xin của chúng ta.

 

Quá trình đi xin của chúng ta liên quan đến những nhân tố sau:

 

1. Người đi xin (chủ thể)

2. Phiên dịch

3. Luật Sư

4. Sở ngoại kiều (người thụ lý hồ sơ)

5. Thẩm phán (quan tòa)

 

Chúng ta vẫn thường nghe câu nói là ” biết mình biết địch thì trăm trận trăm thắng”. chúng ta tạm phân ra “mình ” ở đây gồm có

1. người đi xin

2. phiên dịch

3. luật sư.

 

“Địch” ở đây chúng ta tạm hiểu là Sở ngoại kiều

Người đứng giữa phân định ranh giới là quan tòa

 

Bây giờ chúng ta cùng nhau bàn bạc về bên Mình

Nếu bạn không biết tiếng, hoặc tiếng không đủ tốt để trình bày vấn để của mình một cách rõ ràng cho luật sư hiểu cũng như không thể hiểu chính xác những thông tin luật sư đưa cho bạn. Thì bạn cần phải có một người phiên dịch đi cùng. Và chất lượng của người phiên dịch sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với kết quả công việc của bạn.

Bạn cần lưu ý một điều là để luật sư có thể giải quyết tốt một vấn đề yếu tố quan trọng đầu tiên là luật sư cần phải hiểu vấn đề. Những chi tiết, tình tiết trong thực tế đóng một vai trò quan trọng đối với kết quả công việc. Nếu chúng ta chỉ đưa cho họ mỗi một tập hồ sơ mà không thể trình bày vấn đề của mình để người ta hiểu thì quả thực là người ta khó có thể giải quyết vấn đề của bạn một cách tốt nhất được.

 

Vai trò của Luật sư và diễn biến tại tòa..

Chúng ta có thể hình dung đại khái là bạn là ông Vua, còn luật sư vừa là ông quan võ vừa là ông quan văn đứng đằng sau bạn. Với chức năng là ông quan võ thì oai phong, hùng dũng, luật sư trong vai trò ông quan võ phải đảm bảo quyền lợi cho bạn, không bị những yêu cầu không đúng từ phía sở ngoại kiều hay phía đối phương ngay từ trong ý nghĩ của họ. Còn với chức năng của ông quan văn thì phải mưu lược, mềm dẻo, linh hoạt để thuyết phục người khác nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.

Chúng ta cần tránh những hình dung về luật sư như trong những bộ phim của Hollywood, vung tay chém gió, lời lẽ hùng hồn, tranh luận nảy lửa, biến đen thành trắng…trước tòa, đó chỉ là sản phẩm của điện ảnh mang tính giải trí mà thôi. Nhưng sự thật trong cuộc sống thì không hề như vậy. Công việc của luật sư chủ yếu là làm việc qua giấy tờ, thư từ giữa đôi bên, kể cả trước phiên tòa và khi ra tòa cũng chỉ phân tích những gì đôi bên đã viết hoặc cần lấy cung của nhân chứng. Hầu hết mọi vấn đề đều có thể thương lượng, đàm phán giữa đôi bên. Ngay cả quan tòa trước khi đi đến quyết định cũng thường thỏa thuận với cả hai luật sư của 2 bên. Chúng ta sẽ làm như thế này….nếu cả hai bên đều đồng ý thì sẽ đi tới quyết định…

 

Bây giờ chúng ta bàn đến bên “Địch”

”Biết địch” chúng ta nói đến ở đây là sở ngoại kiều, đây là một bộ phận cơ quan nhà nước có chức năng xem xét và cấp giấy phép cư trú cho người nước ngoài.

chúng ta xét đến hai khía cạnh

1. Cách làm việc:

Về cách làm việc: như chúng ta biết người Đức làm việc rất có nguyên tắc. Tất cả những gì được nêu trong luật chắc chắn bạn phải thực hiện đầy đủ. Thu nhập  là yếu tố quan trọng nhất cần phải đáp ứng, thiếu thứ này thì chẳng ai có thể can thiệp gì được ( trừ một số trường hợp đặc biệt). Không có một luật sư nào, một mối quan hệ ngầm nào có thể chạy chọt…thay cho bạn được.

Yếu tố quan trọng thứ 2 là tiếng Đức. Một người có bằng tiếng Đức hoặc có khả năng giao tiếp tiếng Đức tốt cũng giúp cho việc làm đoàn tụ đơn giản hơn rất nhiều.

Yếu tố quan trọng thứ 3 là nhà ở. Tuy nhiên nếu đáp ứng được 2 yếu tố phía trên thì dù nhà ở có thiếu về mặt diện tích thì luật sư vẫn có thể can thiệp được.

Mà việc tính toán thu nhập và nhà ở phải do luật sư và cần phải có đầy đủ hồ sơ giấy tờ của khách hàng mới tính toán ra được. Mọi người cần phải thận trọng khi đi tư vấn tại những dịch vụ không đúng chức năng và không có khả năng, sẽ dẫn đến tốn thời gian, tiền bạc mà hỏng cả việc lớn.

 

2. Về mặt con người:

Về mặt con người, khi giải quyết hồ sơ giấy tờ thì là những con người với đầy đủ những cảm xúc vui buồn như những công dân bình thường khác trong xã hội, chúng ta biết rằng họ là những công nhân viên chức nhà nước. Làm nhanh, làm chậm…thì họ cũng chỉ làm 8 tiếng một ngày, tuần nghỉ hai ngày Họ có thể là người dễ tính, người khó tính, có gia đình con cái, hoặc không có gia đình.. tâm lý và cách xử lý công việc của họ cũng bị chi phối bởi những yếu tố môi trường xung quanh giống như tất cả mọi người.

Việc chúng ta cần phải làm là tạo thiện cảm tối đa đối với họ bằng cách chuẩn bị mọi thứ một cách tốt nhất để đơn giản nhất và mất ít thời gian xử lý nhất cho người thụ lý hồ sơ. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất là bộ hồ sơ khi được họ đọc. Từ việc khai tên tuổi địa chỉ một cách rõ ràng, đến thư viết chính xác về mặt ngôn ngữ, thuyết phục về mặt nội dung đến việc sắp xếp các giấy tờ một cách ngăn nắp có trình tự… là đã tạo được nhiều thiện cảm đối với người phải xử lý hồ sơ. Khi bắt đầu xử lý hồ sơ với một tâm trạng thoải mái thì người ta cũng dễ “thông cảm” với bạn hơn.

Bởi vì thực sự không ai thích phải tranh cãi, kiện tụng, làm việc 11 đến 12 tiếng một ngày cả, nhất là đối với công nhân viên chức nhà nước thì chúng ta đừng bao giờ tìm cách đối đầu với họ thay vào đó là làm việc cùng họ, tỏ ra hiểu cách suy nghĩ và làm việc của họ thì sẽ luôn đạt được những kết quả mong muốn.

 

Bây giờ chúng ta bàn bạc đến bản chất sâu xa bên trong của vấn đề một người được ăn theo người khác để được phép cư trú hợp pháp trên nước Đức là gì?

Để người khác có thể ăn theo mình thì người đang được cư trú hợp pháp tại Đức phải có hình thức cư trú vững vàng. Tùy vào tính ổn định của hình thức cư trú và khả năng tài chính của người đang sống hợp pháp tại Đức, mà việc xin cho người kia ăn theo sẽ là dễ hay khó.

Chẳng hạn một người phụ nữ có thai và muốn người bố của đứa bé trong bụng ăn theo con, thì việc xem xét tính ổn định trong hình thức cứ trú của người mẹ đóng một vai trò quan trọng.

Nếu người mẹ có Unbefristet thì là khá chắc chắn.

Nếu hình thức cư trú của người mẹ là ăn theo con ( con là người Đức ) thì việc cư trú của người mẹ cũng là tương đối vững vàng , tuy người mẹ vẫn đang gia hạn 3 năm hay 5 năm nhưng việc xin cho người bố ăn theo là hoàn toàn có khả năng. Nên xin vào thời điểm khi thai được khoảng 7 đến 8 tháng thì người Bố có thể sẽ không bị yêu cầu về nước rồi mới đón sang đoàn tụ sau. Vì lúc đó luật sư có thể xin với sở ngoại kiều cho người bố ở lại để chăm sóc người mẹ và đứa bé sắp sinh ra. Đấy là một lý do chính đáng và thuyết phục.

Sơ yếu lý lịch của người được đón cũng đóng một vai trò quan trọng cho quá trình xin giấy phép cư trú..

Trường hợp ít ổn định nhất là cả người con và người mẹ vẫn phải gia hạn theo thời gian, thì khi đó người mẹ muốn cưới hay nhận con với người khác sẽ gặp khó khăn hơn những trường hợp trước.

Những người mới ly dị và mới gia hạn độc lập được một thời gian khi làm cưới hoặc nhận con với người khác thì phụ thuộc nhiều vào quá trình làm việc trước đây của người đó, nếu đi làm đàng hoàng không ăn bất cứ một khoản nào của xã hội và biết tiếng Đức thì việc người kia ăn theo cũng sẽ suôn sẻ hơn.

 

Điều kiện cơ bản để làm đoàn tụ:

1. Đủ thu nhập về mặt kinh tế

2. Đủ diện tích nhà ở

“Đủ” theo yêu cầu của sở ngoại kiều, luật sư cần phải có hồ sơ cụ thể mới có thể tính được.

Người được đón đoàn tụ, nếu ở VN thì cần tối thiểu trình độ ngoại ngữ A1 (có những trường hợp không cần ).

Tại sao người bố/mẹ lại được ăn theo con ?

Người ta xem xét đến tính toàn vẹn của một gia đình. Một gia đình đầy đủ là nền tảng tốt cho sự nuôi nấng và giáo dục cho trẻ nhỏ. Chính vì sự cần thiết cho việc nuôi nấng và dạy dỗ đứa trẻ khi có cả bố và mẹ cũng như việc người bố có thể giúp đỡ người mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh đẻ hay đi làm để nuôi sống gia đình mà người ta sẽ cho bố đứa trẻ được ăn theo.

 

Trên đây là những quan điểm của VP thông qua kinh nghiệm làm việc muốn chia sẻ với mọi người, nhằm giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn về mặt pháp lý, thực tế cuộc sống, cũng như vai trò của luật sư trong quá trình làm việc. Rất mong nhận được những quan điểm khác, kinh nghiệm khác của cộng đồng người Việt Nam bổ sung thêm vào. Quan điểm và kinh nghiệm của nhiều người cùng đóng góp và chia sẻ sẽ góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam chúng ta ngày một lớn mạnh.

 

Để mua được nhà ở Đức, bạn không cần phải là người có quốc tịch Đức. Là công dân Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam hoặc một nước khác bạn cũng có thể mua nhà tại Đức được.

Mua nhà ở Đức những điều cần biết.

1. Chọn địa điểm phù hợp để mua nhà

Địa điểm là một trong những yếu tố quyết định để hình thành giá trị của bất động sản. Ai chọn lựa được một địa điểm tốt thì giá trị nhà sẽ không bị tụt và thậm chí còn có lời khi bán lại.

Điạ điểm tốt ở Đức được đánh giá ra sao?

Nói chung là mọi người chuộng những địa điểm thuận tiện cho việc đi lại, vào trung tâm và những cơ sở hạ tầng như trường học, nhà mẫu giáo, siêu thị và bác sĩ. Thông thường thì thành phố lớn bao giờ cũng đắt hơn vùng quê hẻo lánh (ngoại trừ những nơi nổi tiếng đắt đỏ và dành cho người giầu do địa thế đặc biệt: ví dụ trên đảo hoặc gần hồ và sông nước).

Trước khi mua nhà người mua cũng nên xem ở sở xây dựng (Bauamt / Bauaufsichtsbehörde) xem xung quanh nơi mình định mua nhà có những dự án gì tiếp theo nữa không. Tránh việc chẳng may sau khi mua nhà đường xá xung quanh được đào lên làm lại, bụi bặm và ồn ào. Hoặc phía sau đang thoáng mát rộng rãi thì có công trình mới được xây lên che hết tầm nhìn.

2. Kiểm tra chất lượng và giá trị của căn nhà

Khi xem nhà lần đầu, bạn không nên vội vàng đánh giá chất lượng ngay. Bởi vì có nhiều thứ nhìn bề ngoài không thấy hết được thực trạng của căn nhà đó. Những dấu hiệu cho thấy nhà rất cũ kỹ là khi bạn nhìn thấy vôi bong hoặc chuông hỏng, hệ thống điện nước và ống cống, các chất liệu trong nhà và cầu thang, v.v. cũng cần những người thợ hoặc có chuyên môn kiểm tra. Tốt nhất nếu đã sẵn sàng bỏ ra vài trăm nghìn để mua cái nhà, bạn nên tìm đến “Gutachter” để thẩm định tình trạng và giá trị căn nhà. Giá cho một “Gutachten” trung bình khoảng chừng từ 2000 – 3000 Euro. Bạn nên liên hệ với họ ít nhất 3 tháng trước khi định mua nhà.

Ngoại việc thẩm định tình trạng và giá trị căn nhà, bạn cần kiểm tra xem căn nhà có đầy đủ giấy phép xây dựng (Baugenehmigung) cho mọi phần đang có sẵn không (ví dụ Gara xe ô tô được xây sau). Tránh việc sau này người mua phải tự trả khoản tiền cho việc xin  giấy phép xây dựng (Baugenehmigung) khi mà bị phát hiện là còn thiếu.

Nếu mua một căn hộ trong tòa nhà tập thể thì bạn nên kiểm tra hồ sơ (Protokoll) của những lần họp của các người sở hữu (Eigentümerversammlung) của những năm trở lại gần đây nhất. Bạn sẽ có nhiều thông tin về các khoản chi phí phụ cho căn nhà và các vấn đề, cả giữa hàng xóm với nhau, cụ thể hơn là những gì người môi giới (Makler) nói.

3. Đo diện tích nhà

Khi mua có nhiều cách để người bán đo diện tích nhà (theo luật quy định). Tùy theo cách chủ nhà chọn, có thể diện tích nhà giao bán nhiều hơn diện tích thật sự bạn có thể sử dụng được. Nếu giá tiền mua nhà được tính theo m², bạn nên nhờ chuyên gia tính lại.

4. Mua nhà rồi hàng tháng còn những khoản tiền gì vẫn tiếp tục phải chi?

Hàng tháng có những khoản chi phí phụ mà kể cả khi có nhà riêng bạn không tránh được. Tùy thuộc giá trị nhà, hiện trạng (Zustand), nhu cầu cá nhân và diện tích nhà, tiền đó sẽ nhiều hoặc ít.

Thuế đất, tiền điện, chi phí nước / thoát nước, lò sưởi / nước nóng, vệ sinh đường, đổ rác, bảo hiểm nhà là những thứ kiểu gì bạn cũng vẫn phải chi.

5. Những khoản tiền bắt buộc khi mua nhà:

Khi mua nhà có những phí bạn phải trả để được sở hữu căn nhà bạn muốn mua. Tính theo giá bán của căn nhà, bạn phải trả phí cho việc công chứng hợp đồng mua nhà (Notar). Bởi vì mua nhà ở Đức, hợp đồng mua nhà bắt buộc phải được công chứng, nếu không sẽ không có hiệu lực. Ngoài ra bạn sẽ phải trả tiền thuế mua nhà (Grunderwerbssteuer). Thuế này chỉ phải trả khi mua nhà, không liên quan đến thuế đất nêu bên trên (Grundsteuer) –. Tiền thuế mua nhà được tính theo phần trăm giá mua. Mỗi tiểu bang ở Đức có một mức khác nhau: ví dụ tại Berlin, Hessen (Frankfurt am Main) thời điểm hiện nay (9/2015) là 6% của giá mua theo hợp đồng, Hamburglà 4,5 %, và Bayern (Munich) là 3,5 %. Sau cùng bạn còn phải trả tiền cho người môi giới nhà (Makler) nữa. Tùy nơi, tùy hãng và tùy bất đồng sản, tiền môi giới có thể giao động từ khoảng 3,5 % đến 7 %.

Nói chung là người mua nhà phải lường trước là mất thêm chừng 10 % giá tiền mua nhà để được sở hữu căn nhà mình muốn mua.

6. Vay ngân hàng cần bao nhiêu vốn gốc

Thường khi mua nhà ở nước Đức, quan trọng là người mua phải chứng minh được nguồn tiền của mình là sạch.

Mà không phải ai cũng có sẵn ngay đủ một vài trăm nghìn hoặc hàng triệu Euro để trả luôn một lúc.

Vì vậy nhiều người cần vay tiền ngân hàng để mua nhà.

Thủ tục vay, các điều kiện và lãi xuất phụ thuộc vào từng ngân hàng và công việc hiện tại của người mua. Ví dụ như những công nhân viên chức làm cho nhà nước thì rất dễ mua nhà tại Đức và không cần có nhiều vốn riêng. Bởi vì những người làm cho nhà nước gần như không sợ thất nghiệp và mức lương luôn ổn định. Những người tự hành nghề thường khó vay hơn rất nhiều. Ngân hàng họ sẽ kiểm tra mọi thủ tục khắt khe hơn những người đi làm thuê, bởi vì việc kinh doanh nay lãi mai lỗ, họ không lường trước được. Vả lại người tự hành nghề cũng có thể điều chỉnh những con số trên giấy tờ liên quan đến thu chi được nên họ ít tin tưởng hơn. Những người tự hành nghề nếu có vay được thì thường lãi xuất cũng cao hơn những người đi làm thuê.

Tùy theo ngân hàng, số vốn gốc họ đòi hỏi có thể dao động từ 20% – 30 % hoặc thậm chí 50 % giá mua nhà.

Theo kinh nghiệm của những người đã có nhà riêng, thì chi phí cho một ngôi nhà không hề rẻ hơn so với khi thuê nhà bình thường. Điều này mọi người cần phải chú ý để tính toán cho kỹ.

Và một vấn đề lớn khác mà người Việt Nam chưa nghĩ đến, là sau khi ngôi nhà được chuyển nhượng cho con cái sẽ bị đóng một khoản tiền thuế nữa.

Để giảm thiểu chi phí cho ngôi nhà, hay chyển tiền một cách hợp pháp từ Việt Nam sang đến Đức, cũng như lợi ích lâu dài cho đến khi chuyển giao nhà cho con, mọi người nên tìm hiểu thêm thông tin ở những Luật Sư uy tín.

Kanzlei Relide
Luật Sư Julia Yen Vu
hợp tác cùng các Luật Sư Hoppe, Ittner, Koehler, Rübben, von Seefranz
Friedrichstraße 63, 10117 Berlin
Tel:  030 5891 3389 Tiếng Việt
Fax: 030 2064 4499
http://relide.de/
facebook
Email: vanphongluat @ relide.de
T2 – T6: 09h00 – 18h00
U2, U6 Stadtmitte

Parkhaus ca. 100 m

 

MỞ CÔNG TY ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI TẠI ĐỨC

MỞ CÔNG TY ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI TẠI ĐỨC

29 Tháng 06 năm 2022

1. Người đại diện là cá nhân (Repräsentanz): là một người đang có giấy phép cư trú hợp pháp trên nước Đức. Sẽ đại diện cho công ty tại...